Gỗ ghép thông và những điều cần biết khi lựa chọn nội thất
Gỗ ghép thông là loại gỗ công nghiệp đã có mặt trên thị trường từ rất lâu. Nhưng trong những năm gần đây, chất lượng gỗ thông ghép đã được cải thiện nhờ những cải tiến đáng kể trong công nghệ sản xuất gỗ công nghiệp. Vì thế, gỗ thông ghép được nhiều người lựa chọn làm đồ nội thất bởi vân sáng đẹp, độ bền khá cao và quan trọng là tiết kiệm chi phí.
Gỗ ghép thông là gì?
Gỗ ghép thông là ván gỗ công nghiệp khổ lớn được ghép từ những dải gỗ thông tự nhiên bằng keo dán chuyên nghiệp trong điều kiện nhiệt độ và áp suất thích hợp.
Thành phần chính của gỗ ghép thông là gỗ thông tự nhiên
- Thành phần chính của các tấm ván là gỗ thông tự nhiên. Trước khi ghép các tấm lại với nhau thì sẽ được sấy khô và xử lý chống mối mọt.
- Ngoài thành phần chính là gỗ thông tự nhiên còn có keo dính chuyên dụng. Hiện nay khi người ta kết dính gỗ thông ghép thì các loại keo thường được sử dụng là Urea Formaldehyde; (UF); Phenol Formaldehyde; (PF) hay Polyvinyl Acetate (PVAc).
- Lớp phủ bề mặt của các tấm gỗ thông ghép có thể lựa chọn theo nhu cầu sử dụng: veneer, melamine, lamilate, giấy PU… Những lớp phủ này giúp tăng độ bền và thẩm mỹ cho bề mặt của các tấm gỗ thông này.
Ưu và nhược điểm của gỗ thông ghép khi sử dụng làm nội thất
Ưu điểm
- Gỗ thông ghép được làm từ gỗ rừng trồng nên có thể dùng thay thế gỗ tự nhiên trong thiết kế và thi công nội thất.
- Gỗ ghép thông đã được xử lý nên khi sử dụng làm nội thất rất ít bị cong vênh mối mọt và tương đối bền.
- Tính thẩm mỹ cao, vân gỗ đa dạng, màu sắc đẹp chống va đập tốt là ưu điểm của gỗ thông ghép.
Tủ giày gỗ ghép thông đẹp và có độ bền khá cao
- Giá gỗ ghép thông hợp lý và tiết kiệm hơn so với nhiều loại gỗ khác.
- Ván ghép gỗ thông dễ gia công, sản xuất và có tính linh hoạt cao.
- Có tính ứng dụng cao khi sử dụng làm đồ nội thất:tủ bếp, giường, tủ, bàn, ghế, ốp tường, ốp sàn nhà…
Nhược điểm
- Xét về độ sang trọng, đồ nội thất làm từ gỗ ghép thông khó có thể so sánh với các loại gỗ tự nhiên khác như gỗ óc chó,gỗ sồi, gỗ gụ... do không tránh khỏi có nhiều vân tối và mắt trên bề mặt. Chỉ có mặt A/A mới đảm bảo không có mắt, đặc biệt là mắt sống. Tuy nhiên, giá thành của loại gỗ thông ghép này cao hơn so với các loại còn lại. Đối với mặt B và C thì mắt gỗ và vân đen ảnh hưởng rất nhiều đến tính thẩm mỹ của gỗ.
- Nguồn nguyên liệu gỗ thông không quá phong phú và dồi dào tại Việt Nam nên gỗ thông ghép sẽ không nhiều như các loại gỗ khác
Quy trình sản xuất gỗ ghép thông
Bước 1: Cây thông chỉ lấy phần thân gỗ sau đó ngâm nước để gọt vỏ rồi được xẻ thành các thanh gỗ.
Bước 2: Gỗ sau khi xẻ sẽ được xử lý như sấu để tránh cong vênh, mối mọt. Quy trình này phải được thực hiện một cách nghiêm ngặt, cần có các chuyên gia kiểm tra và kiểm soát chỉ số độ ẩm.
Xưởng sản xuất trực tiếp nội thất gỗ thông ghép và các loại gỗ khác tại Mạnh Hệ
Bước 3: Tiến hành xẻ/cưa gỗ theo kích thước. Sau đó là ghép gỗ lại với nhau (các phương pháp ghép đã được mô tả chi tiết ở phần trên). Mối nối này sẽ được dán cố định bằng các loại keo chuyên dụng.
Bước 4: Trà và phủ bóng cho các ván gỗ thông ghép. Các bước và thành phần để trà và phủ bóng phụ thuộc vào loại sản phẩm và yêu cầu của gia chủ.
Công ty Hoàng Gia Phát với uy tín và chất lượng sản phẩm đã khẳng định được vị thế của mình trên thị trường, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng với cả hai loại ván ghép này.
Quý khách hàng có nhu cầu về Ván ghép gỗ thông/Ván ghép gỗ tràm liên hệ Hotline/Zalo: 0901 455 726.
Comments
Post a Comment